Cuộc đời Phan Văn Trường (sinh 1946)

Thời niên thiếu và thanh niên

Lúc nhỏ ông Phan Văn Trường sống tại số 15 đường Tôn Đản (nay gọi là Tông Đản), Hà Nội đến năm 1954 thì vào Sài Gòn, ngụ tại 384/61 đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa), học trung học tại Trường Jean Jacques Rousseau. Sang bên Pháp, năm 1963 ông đi học nội trú tại trường Francisque Sarcey- Dourdan (Essonne). Năm 1964, sau khi đậu tú tài. Và năm 1967, ông đậu trường Quốc gia Cầu Đường của Pháp (École Nationale des Ponts et Chaussées).[1] Năm 1970, ông tốt nghiệp Kỹ Sư. Năm 1973, Ông ghi danh làm luận án Tiến sĩ Kinh tế Đô thị và Quy Hoạch Vùng tại Paris Sorbonne 1 với GS Jacques R. Boudeville, sau khi được bổ nhiệm kỹ sư trưởng tại Sema Metra International. Sau khi GS Boudeville đột tử, ông bỏ dở công cuộc nghiên cứu tại trường Đại học Paris 1. Từ đó, ông theo đuổi nghề nghiệp kỹ sư và quản lý/quản trị công ty đến khi về hưu vào cuối năm 2004.

Sự nghiệp

Ông là một trong số hiếm các công dân Pháp gốc Việt được phong tặng tước Chevalier de la Légion d'Honneur, một loại Bảo Quốc Huân Chương của Pháp, nhờ "công lao đóng góp vào việc phát triển nước Pháp". Sinh năm 1946, ông Trường theo học bậc trung học tại trường Jean Jacques Rousseau, tiền thân của trường Lê Quý Đôn, tại Sàigòn, trước khi vào Lycée Janson de Sailly tại Paris để chuẩn bị thi vào trường đại học công chánh danh tiếng thế giới École Nationale des Ponts et Chaussées vào năm 1970. Sự nghiệp quốc tế của ông thực sự bắt đầu năm 1977 khi ông gia nhập công ty SGTE (Société Générale de Techniques et d'Études) một chi nhánh của tổ hợp Spie Batignolles trong cương vị giám đốc đối ngoại. Trong cương vi này, ông đã có dịp nghiên cứu hệ thống giao thông đô thị cho Thủ đô Brasilia (Bra-Xin), hệ thống cảng biểu sâu tại quần đảo Fiji và một số dự án công nghiệp cho Indonesia. Năm 1986, ông chuyển sang làm cho tổ hợp Alsthom, trong thời gian mà tổ hợp này lớn mạnh cực độ. Ông đã ký rất nhiều dự án Nhà máy điện và hệ thống đường sắt cao tốc tại nhiều quốc gia (Tây Ban Nha, Hàn Quốc…) cũng như nhiều dự án métro điện tại nhiều đô thị trên thế giới (Cairo, Santiago, Hồng Kong,…), trong số này các hợp đồng cung cấp 300 đầu máy xe lửa và nhiều trung tâm năng lượng cho Trung quốc.Chính trong giai đoạn này, Tổng thống Pháp vào lúc đó đã ký sắc luật tặng cho ông Trường huân chương Chevalier de l'Ordre National du Merite, một huân chương tạm dịch là Hiệp Sĩ Đài Ghi Công. Vào năm 1997, tổ hợp Suez-Lyonnaise des Eaux giao cho ông Phan Văn Trường trọng trách phát triển các hoạt động của tổ hợp tại Á châu.Vào tháng 11 cùng năm, ông có tham dự Hội nghị Cấp Cao các nước có sử dụng tiếng Pháp (Sommet de la Francophonie) tại Hà Nội cùng với phái đoàn của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, và đã ký một hợp đồng xây dựng và khai thác một nhà máy nước uống tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trước đó, vào năm 1995, ông Phan Văn Trường đã được Chính phủ Pháp bổ nhiệm làm Cố vấn Ngoại Thương thường trực cho Chính phủ Pháp. Vào năm 2004, khi chọn định cư tại Kuala Lumpur, ông đã nhận giảng dạy tại trường trường Đại học Kiến Trúc Thàmh phố hồ Chí Minh.[1] Tại đây, ông đã đào tạo hơn 230 thạc sĩ Quy Hoạch Vùng và Kinh Tế Đô Thj trong 4 lớp Thành uỷ của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Thành tựu

Trong những việc lớn nhất ông đã thực hiện được là giúp cho nền điện lực thế giới cấu trúc lại vào cuối những năm 1980[cần dẫn nguồn], đó là lúc lĩnh vực (sector) điện lực thế giới đang gặp nhiều khó khăn về công suất, về giá biểu, về cả công nghệ[cần dẫn nguồn]. Chủ tịch Toshiba thời đó mời ông sang Nhật cộng tác[cần dẫn nguồn]. Chủ tịch Sumitomo sang Pháp có ý kiến muốn gặp mặt "người chuyên gia sắc bén đã làm cho công nghiệp điện Nhật Bản đảo điên"[cần dẫn nguồn].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phan Văn Trường (sinh 1946) http://www.jvn.edu.vn/index.php/about http://hbcr.vn/site/index.php?route=module/manager http://kienthuc.net.vn/channel/1983/201003/Quy-hoa... http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quan... http://vneconomy.vn/20100425041910148P0C17/tien-da... http://vneconomy.vn/20100607045723885P0C5/nhung-bi... https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2008/... https://caynen.com/ https://www.facebook.com/CayNen.VietNam https://www.facebook.com/groups/caynen.vietnam